Trong lựa chọn về một chiếc máy robot hút bụi tốt nhất tầm giá dưới 10 triệu đồng. Không thể thiếu sự có mặt của 2 tên tuổi đang “gây mưa” thị trường ở mọi phân khúc. Chắc chắn, chúng ta đều biết đó là Ecovacs Deebot T5 Hero và Xiaomi Roborock Gen 2. Cả 2 đều phô trương những gì tốt nhất, nhưng ít ai biết rằng ở mức giá dưới 10 triệu đồng không có sản phẩm nào là hoàn hảo 100%. Vậy thì đâu mới là “món hời” cho bạn chọn? Hãy cùng đến với bài viết của các chuyên gia robot hút bụi: So sánh Ecovacs Deebot T5 Hero và Xiaomi Roborock Gen 2 bạn nhé!
Để cung cấp một cái nhìn chi tiết, toàn diện và khách quan về 2 sản phẩm này. Chuyên gia không chỉ phân tích những thông số kỹ thuật, tính năng, thiết kế. Chúng tôi sẽ “mổ xẻ” tất cả những gì tinh túy của 2 dòng sản phẩm này ngay bây giờ.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Chúng ta sẽ đến với những thông số kỹ thuật cơ bản nhất: lực hút, dung lượng pin, điều hướng thông minh. Là một trong vô số những yếu tố không thể bỏ qua để đánh giá bất cứ một chiếc robot hút bụi hiện nay.
Qua bảng so sánh thông số kỹ thuật cơ bản có thể nhận ra rằng T5 chạy có thời lượng pin tốt hơn Gen 2, nhưng có thể hiểu được vì lực hút của T5 (max) là 1500Pa, trong khi đó lực hút của Gen 2 (max) lên tới 2000Pa. Vì vậy, chỉ với 150 phút hoạt động của Gen 2 thì khả năng làm sạch cũng như diện tích làm sạch đã bao phủ rất rộng. Bên cạnh đó, qua quá trình sử dụng thực tế, chúng tôi đánh giá rằng đường đi của Gen 2 thông minh hơn T5 khi trong cùng một bản đồ T5 có một vài lần đường đi trùng lặp còn Gen 2 ít gặp tình trạng đó hơn. Gen 2 được trang bị nhiều cảm biến khác nhau xung quanh thân máy giúp nhận diện địa hình và ra quyết định di chuyển phù hợp thông minh. Khả năng ghi nhớ vị trí giúp Robot làm sạch không bỏ sót bất kì vị trí nào và không bị di chuyển lặp lại.

Khoang nước chính là sự khác biệt rõ rệt của hai máy. Dung tích khoang nước của Gen 2 là 140ml với công nghệ lau thẩm thấu (nước tự động chảy từ khay qua khăn lau qua các van trên khay). Về phía T5, Ecovacs rất tự tin khi đặt tên sản phẩm của mình là Ecovacs OZMO T5 Hero. OZMO là công nghệ lau độc quyền của Ecovacs cho phép robot lau điện tử thông qua các van bơm nước. Đây được đánh giá vừa là điểm mạnh, vừa là điểm chưa mạnh của T5.
Thiết kế
Về thiết kế, Ecovacs Deebot T5 Hero ghi điểm khi sở hữu màu đen lì sang trọng. Với một bước đơn giản và thuận tiện bạn có thể mở nắp máy lên và bạn sẽ phải thốt lên vì bên cạnh vẻ ngoài thì ‘lớp áo’ bên trong cũng vô cùng hút mắt với màu đen nhám lịch lãm đậm chất quý ông. Trong khi đó, Xiaomi Roborock Gen 2 thiết kế tinh tế tạo ra niềm cảm hứng cho ngôi nhà thông minh, đánh thức giác quan công nghệ, đem lại cuộc sống tiện nghi thực sự. Gen 2 lấy tông màu chủ đạo là màu trắng rất bắt mắt và nếu T5 là một quý ông lịch lãm thì Gen 2 ắt hẳn là một cô nàng quý phái.

2 thiết kế mẫu mực đến từ tên tuổi lừng danh về robot hút bụi, đó chỉ là ấn tượng ban đầu. Liệu Ecovacs và Xiaomi có làm bạn bất ngờ? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi phân tích và đánh giá về 2 sản phẩm này nhé.
Hai “chiến binh” này chắc hẳn đang khiến bạn phải đau đầu khi đặt lên bàn cân vì thực sự là “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Hiểu rõ vấn đề này, chúng tôi ở đây để giúp bạn giải quyết những thắc mắc của mình. Trên thực tế, robot hút bụi nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm bởi không có sản phẩm nào có thể hoàn hảo 100%, kể cả iRobot – thương hiệu sản xuất robot hút bụi hàng đầu thế giới cũng chưa thể sản xuất được một sản phẩm như thế. Vì vậy, để làm rõ hơn về điểm mạnh và điểm chưa mạnh về thiết kế của hai nhân vật chính ngày hôm nay, chúng tôi đã thông qua quá trình quan sát, sử dụng trong 1 năm để rút ra những thông tin dưới đây:
Khả năng làm sạch
+Khả năng hút
Xiaomi Roborock Gen 2 được trang bị một lực hút mạnh lên tới 2000Pa kết hợp với cuộn chổi có tác dụng chà sát với mặt sàn để quét bụi dưới sàn lên để đi vào trong khoang hút. Với lực hút mạnh như vậy nên cuộn chổi chỉ cần chà sát nhẹ cũng có thể đưa bụi ra khỏi mặt sàn, và khoang hút cũng ngay lập tức tiếp ứng để thu phục những “chú bụi” bướng bỉnh. Ecovacs Deebot T5 Hero tuy lực hút kém hơn 1 chút (1500Pa) nhưng Dường như Ecovacs không chịu thua thiệt Xiaomi nên đã thiết kế cho T5 cuộn chổi chính là Floating Brush 2.0 cùng với những thiết kế các đường cao su và đường chổi hình chữ V đã đưa bụi lên 1 cách hiệu quả. Vậy nên với những ngày thời tiết hơi ẩm 1 chút dù bạn có đi chân trần cũng sẽ không cảm thấy bụi bám ở chân nữa vì khả năng làm sạch của hai chú robot này đều cực kỳ tốt trong phân khúc 8 triệu đồng.

Chuyên gia đã sử dụng mẫu sản phẩm sau 2 năm sử dụng để so sánh thực tế. Thật bất ngờ với số tiền bỏ ra, chúng ta không hề thấy đây là sản phẩm rẻ tiền, không hề “tan chảy” theo thời gian. Các chi tiết hao mòn như, bánh xe, cuộn hút, khung máy gần như còn nguyên bản. Tuyệt vời Ecovacs và Xiaomi đã chứng minh được điều bạn muốn: “không cần chi nhiều tiền để sở hữu robot hút bụi chất lượng”, đó chỉ có thể là Ecovacs và Xiaomi.
+Khả năng lau
Về tính năng lau, T5 được đánh cao hơn so với Gen 2. Với dung tích khoang nước của Gen 2 (140ml) trên thực tế sử dụng có thể lau được tầm 50m2 mà đã xuất hiện tình trạng hết nước. dung tích khoang nước của T5 khá lớn (240ml) và có thể lau được tới 150m2. Như ở trên chúng tôi đã nói khả năng lau vừa là điểm mạnh vừa là điểm chưa mạnh của T5. Điểm chưa mạnh được nói đến ở đây là hệ thống bơm nước điện tử, nếu không sử dụng đúng cách có thể làm tắc van bơm nước gây hư hại cho máy. Ngược lại, Xiaomi có thể thay thế van bơm 1 cách rất đơn giản.

Tóm lại: Tuy khả năng lau của Gen 2 không mạnh bằng T5 nhưng lực hút của Gen 2 lại mạnh hơn và đương nhiên khả năng hút bụi cũng tốt hơn Gen 2 vì vậy nếu nhà bạn có thú cưng hay sàn thảm thì đừng chần chờ gì nữa, Gen 2 chính là lựa chọn tuyệt vời. Còn nếu bạn cần một sản phẩm có khả năng lau tốt thì T5 chính là người nội trợ thông minh bạn cần.
Điều khiển thông minh
Ứng dụng Mi Home và Ecovacs Home có giao diện trực quan sinh động, dễ sử dụng. Cả hai ứng dụng đều làm được tốt những phần việc cơ bản như xem bản đồ, lập tường ảo, hẹn giờ, phân chia khu vực phòng,… Có lẽ đây chính là ưu thế của T5 khi có thể lưu tới hai bản đồ tầng và một bản đồ hiện tại trong khi Gen 2 chỉ lưu được 1 bản đồ tầng. Do vậy T5 sẽ phù hợp với nhà có nhiều tầng, có thể bê đi bê lại các tầng cũng rất thuận tiện vì thiết kế của T5 khá cứng cáp, còn Gen 2 sẽ được ưu tiên cho nhà chung cư hoặc chỉ có 1 tầng.

Giao diện điều khiển App Ecovacs Home của T5 Hero

Giao diện điều khiển App Ecovacs Home của Roborock Gen 2
Lựa chọn của bạn
Quan điểm của các chuyên gia robothutbui.vn vẫn luôn cho rằng lựa chọn cuối cùng là của bạn.
Rõ ràng: Roborock Gen 2 vượt trội hơn về sức hút sẽ phù hợp hơn với những sàn thảm, nuôi thú cưng, và diện tích lau chùi vừa phải. Ngược lại Ecovacs T5 Hero vận hành êm ái, với mức tiếng ồn dễ chịu hơn, có dung tích chứa nước đến 240ml và cấp nước điện tử nên có thể lau diện tích trên 1 lần làm việc nhiều hơn so với Gen 2. Với cấu hình tiệm cận cao cấp, cả 2 sản phẩm đều đáp ứng mọi loại nhu cầu, và đó là lý do cả 2 trở thành chiếc máy bán chạy nhất trên mọi thị trường. Có lẽ đây là một trường hợp đặc biệt, vì bạn không phải đánh đổi bất cứ điều gì khi chi ra một số tiền vừa phải. Vậy nên có thể nói rằng bạn có quyền lựa chọn 1 trong 2 sản phẩm đáng giá trên, giống như một sở thích của chính bạn.
Kết:
Ecovacs Deebot T5 Hero và Xiaomi Roborock Gen 2 luôn là lựa chọn tốt nhất về sản phẩm robot hút bụi lau nhà trong phân khúc dưới 10 triêu đồng. Thật tuyệt khi chúng tôi có cơ hội sử dụng và trải nghiệm cùng một lúc cả 2 sản phẩm luôn được đem ra so sánh và cân nhắc lựa chọn này. Chính vì trải nghiệm những điều tuyệt vời này đã giúp tôi đưa ra cái nhìn đúng đắn về hai chiến binh mạnh mẽ này của nhà Ecovacs và Xiaomi. Qua phân tích, đánh giá và So sánh Ecovacs Deebot T5 Hero và Xiaomi Roborock Gen 2. Bạn sẽ có được lựa chọn robot phù hợp với nhu cầu và không gian nhà bạn để robot không chỉ là người nội trợ thông minh mà còn là người bạn thân thiết trong gia đình. Và đến đây chúng tôi – những chuyên gia về robot hút bụi có thể tự tin khẳng định rằng “ Một nước vẫn có thể có hai vua”.
[kkstarratings force]