Lực hút của robot hút bụi được tính bằng Pascal được hiểu là công suất hút của robot. Trên thực tế công suất điện tiêu thụ được tính bằng watt, các nhà sản xuất sử dụng đơn vị Pascal (pA) hoặc Air Watt (AW) để đo lực hút của robot hút bụi. Trong bài này, tôi muốn đi sâu vào phân tích các đơn vị này và giải thích mức độ quan trọng hay không quan trọng về chỉ số lực hút của robot hút bụi khi bạn mua máy hút bụi nói chung và robot hút bụi nói riêng.

Sự khác biệt giữa Watt và Air Watt là gì?

Bạn sẽ thấy phức tạp khi gặp những con số, đơn vị, cách tính… Nhưng không, chúng ta đang tìm hiểu về lực hút của robot hút bụi và tầm quan trọng của nó. Cái mà hàng ngày tôi vẫn nhắc đến khi so sánh robot hút bụi. Cái mà bạn sẽ dựa vào đầu tiên khi chọn một chiếc máy hút bụi sạch nhất. Vì vậy, chỉ một chút thời gian tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ thông số này. Và chắc chắn sẽ có nhiều hấp dẫn ở phần dưới.

Theo một số cách tính lực hút nhà sản xuất sẽ dùng Watt hoặc cụ thể hơn là Air Watt. Vậy câu hỏi đặt ra là Watt và Air Watt có gì khác biệt. Watt là đơn vị đo công suất điện được ký hiệu là W. Ví dụ, nó cho biết máy hút bụi tiêu thụ bao nhiêu điện. Tuy nhiên, vì thông số này có ít giá trị thông tin về công suất hút của máy hút bụi, nên một số nhà sản xuất đã bắt đầu chỉ định công suất hút là Air Watt (AW). Có thể kể ra một số nhà sản xuất máy hút bụi cầm tay sử dụng đơn vị này như Dyson, Samsung….

Sửa robot hút bụi

Bên trong động cơ NIDEC của một chiếc robot hút bụi hiện nay.

Con số của Air Watt – đôi khi gọi là Luftwatt – được xác định bởi áp suất âm (chân không) mà máy hút bụi có thể tạo ra và lượng không khí nó có thể di chuyển trong một thời gian nhất định. Điều đó nghe có vẻ hợp lý, nhưng cũng như tất cả các giá trị khác hiện đang được các nhà sản xuất công bố. Air Watt không có bất kỳ thông tin trực tiếp nào về lực hút lớn như thế nào tại vị trí hút. Do chưa có quy chuẩn về vị trí đo lực hút, nên các nhà sản xuất thường đo ở vị trí có áp suất hút lớn nhất để hấp dẫn người dùng hơn.

Nói một cách chính xác hơn Air Watt không phải là một đơn vị vật lý đo lực hút được quốc tế quy ước sử dụng cho máy hút bụi và robot hút bụi. Do vậy, không thể hoàn toàn dựa vào thông số này để so sánh chất lượng làm sạch của các dòng máy khác nhau.

Xem thêm: Đánh giá Dreame L10 Pro: lực hút 4000 pA để làm gì?

Đơn vị Pa cho biết gì về lực hút?

Pa là viết tắt của đơn vị Pascal, được dùng trong vật lý để chỉ sự chênh lệch về áp suất. Điều này có ý nghĩa vì máy hút bụi tạo ra một áp suất chân không để hút bụi bẩn. Và giá trị Pa càng cao thì áp suất chân không mà máy hút bụi tạo ra càng nhiều và công suất hút càng tốt. Có thể khẳng định: nhiều “Pa” là sức hút lớn!? Không, tiếc là nó không dễ dàng như vậy – nhưng nhiều người vẫn coi nó là thước đo sức hút hơn là các yếu tố tổng thể tạo ra sức hút.

Showroom của Roborock

Lấy một ví dụ khi bạn dùng ống hút to và ống hút nhỏ với cùng một sức hút nhưng lực hút tạo ra trên ống hút to sẽ nhỏ hơn lực hút tạo ra trên ống hút nhỏ.

Sự thay đổi thông số kỹ thuật từ watt (W) sang Pascal (Pa) được thực hiện sau khi EU ban hành luật giới hạn mức tiêu thụ điện của máy hút bụi ở mức 900 watt. Các nhà sản xuất không còn lợi dụng công suất watt cao với người tiêu dùng (hơn 900 watt không còn được cho phép). Nên đơn vị Pa đã được các nhà sản xuất sử dụng như một quy chuẩn, đơn vị này một lần nữa được các nhà sản xuất đua sức cho mục đích tiếp thị.

Do vậy, các nhà sản xuất buộc phải phát triển công nghệ hút và động cơ hút thay vì sử dụng công suất tiêu thụ điện cao. Việc chỉ định giá trị watt không còn có ý nghĩa nữa và thông số kỹ thuật Pascal (Pa) được thiết lập làm căn cứ cho khách hàng hiểu mức độ hút của máy hút bụi và robot hút bụi.

Một số nhà sản xuất máy hút bụi, chẳng hạn như Dyson, cho biết sức mạnh của máy hút bụi được tính bằng Air Watts (AW). Thật không may, tôi không thể tìm thấy công thức chuyển đổi chính xác từ AW thành kPA. Nhưng các giá trị sau đây đã được quy đổi tại trung tâm tư vấn người tiêu dùng ở South Tyrol (Italy):

  • 250 – 400 air watts
  • 1300 – 2200 mm / H2O
  • 13-22 kPa = 13.000-22.000 Pa

Điều đó có nghĩa là 1 AW bằng 52 Pa. Do đó, tôi sử dụng những con số này làm cơ sở sơ bộ cho việc chuyển đổi để chuyển đổi các giá trị Air Watt thành giá trị Pa cho bảng của tôi bên dưới với các giá trị thực tế.

Đến đây tôi tin rằng bạn đã hiểu rõ về lực hút của robot hút bụi. Nhưng đây mới chỉ là bắt đầu, chúng ta sẽ đến với cái quan trọng hơn nữa. Tôi sẽ so sánh và phân tích về lực hút của robot hút bụi giúp, có nhiều điều thú vị đang đợi bạn chúng ta cùng xem nhé.

Cách đo lực hút theo đơn vị Pa

Bản thân nhà sản xuất tự đưa ra giá trị Pa trên các dòng sản phẩm của mình. Không có quy tắc nào về vị trí mà giá trị lực hút quy đổi được thực hiện bằng thiết bị đo hay phương pháp đo nào. Giá trị cao nhất là đo trực tiếp trên động cơ, nhưng giá trị lực hút có thể giảm trên đường đến vòi hút nếu có rò rỉ trong ống dẫn khí hoặc thiết kế của ống dẫn khí thằng hay đi vòng.

Do đó, các nhà sản xuất rất khéo léo trong việc khuyến cáo một số “thận trọng” khi chỉ định các giá trị Pa. Các nhà sản xuất không tên tuổi nói riêng có thể được đo lường rất “lạc quan” để đạt được hiệu ứng quảng cáo.

Mặc dù không coi lực hút làm tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của robot hút bụi, về cơ bản lực hút từ 1000 Pa trở lên được coi là lực hút tiêu chuẩn. Tôi đã tổng hợp thông số lực hút trên các trang web của nhà sản xuất khác nhau, tính đến thời điểm hiện tại là năm 2021.

  • Robot hút bụi hoạt động trong phạm vi từ 2000 đến 5000 Pa
  • Máy hút bụi không dây có từ 10.000 đến 20.000 Pa
  • Máy hút bụi gia dụng (hoạt động bằng nguồn điện) có từ 13.000 đến 25.000 Pa

Như vậy, robot hút bụi có lực hút mạnh nhất hiện nay là 5000 Pa nhưng chưa thể khẳng định là nó làm sạch hơn so với lực hút 2000, hoặc 3000 Pa. Như tôi đã phân tích, không có tiêu chuẩn về cách đo lực hút nên đây chỉ là thông số ước lượng đến từ nhà sản xuất giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn hơn.

Các loại máy đo lực hút

Về bản chất lực hút của robot hút bụi được tạo ra từ sức gió, cho nên để đo lực hút người ta thường sử dụng máy đo lưu lượng gió. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu máy đo gió được sử dụng cả trong công nghiệp và dân dụng như: Testo, PeakTech, Extech… Đơn vị đo lượng gió sử dụng là CMM / CFM. CFM viết tắt từ Cubic Feet per Minute (feet khối mỗi phút). CFM là một trong những đơn vị sử dụng để chỉ lưu lượng gió, lưu lượng khí hút hay vận chuyển trong 1 phút. 

YouTube video

So sánh lực hút robot hút bụi

Đề thêm phần giải trí, và tăng thêm tính thực tiễn tôi sẽ so sánh lực hút của robot hút bụi có lực hút lớn nhất hiện nay 4.000 Pa – 5000 Pa:

Lực hút của robot hút bụi
Lực hút của robot hút bụi
 

Dreame Z10 Pro

Roborock S7/ S7+

Lực hút

4000 pA

2500 pA

Pin

5200 mAh

5200 mAh

Bình chứa nước

150 ml

300 ml

Công nghệ lau

thẩm thấu

rung tần (3000 lần / phút)

Dung tích túi lưu rác

4 lít

3 lít

Điều hướng

LDS + Laser 3D

LDS + Laser 3D

Lưu bản đồ

3 bản đồ

4 bản đồ

Phân khúc chất lượng

giá rẻ

cao cấp nhất

Giá bán

10 triệu đồng

24 triệu đồng

Giờ là lúc vui vẻ giải trí của chúng ta đến rồi, nếu là một người tiêu dùng thông thái bình thường chắc hẳn Dreame Z10 Pro sẽ thuyết phục hoàn toàn. Không chỉ là giá bán, mà những thông số hời không tưởng nổi, trên một sản phẩm chưa đến 10 triệu đồng.

Túi rác của Z10 Pro có dung tích 4 lít, trong khi S7+ chỉ có 3 lít, chưa hết thông số mà tất cả người dùng đều dựa vào đó là lực hút có sự chênh lệch rõ rệt. Roborock S7 chỉ có lực hút 2500 Pa, trong khi lực hút của Z10 Pro được nhà sản xuất công bố là 4000 Pa. Và chuyên gia tư vấn robot hút bụi Quang Vacuum kết luận: “Nếu dựa vào lực hút cả thế giới sẽ chọn mua sản phẩm Dreame Z10 Pro”.

Để “thông não” cho những người dùng thông thái Quang Vacuum sẽ giải đáp dựa vào phân khúc của sản phẩm. Thực tế ở bất cứ một dòng sản phẩm nào đều được chia ra phân khúc chất lượng và giá bán để phù hợp với mục tiêu thị trường. Tuy nhiên, người dùng vẫn hay nhầm lẫn giữa phân khúc chất lượng và giá bán. Cụ thể có những sản phẩm có giá bán thấp, tính năng nhiều nhưng lại ở phân khúc chất lượng thấp. Xiaomi là một minh chứng cho điều đó, bằng việc chia phân khúc chất lượng theo dòng sản phầm gồm:

  • Roborock là phân khúc chất lượng cao nhất của Xiaomi: Hướng đến chất lượng hoàn thiện, giá trị sử dụng, nhưng giá bán sẽ ở mức trên 500$.
  • Dreame là phân khúc tiệm cận cao cấp: Hướng đến người dùng yêu thích tính năng, và thông số kỹ thuật, nhưng sẽ cắt giảm tính hoàn thiện.
  • Mijia, Xiaowa là phân khúc giá rẻ: Thông thường mức giá sẽ dưới 200$, với việc cắt bỏ cấu hình phần cứng, pin… và chất lượng hoàn thiện.

Cùng là một mẹ đẻ ra, Xiaomi gia sức đẻ ra một loạt các mẫu sản phẩm với tên gọi và cấu hình khác nhau nhằm hấp dẫn người tiêu dùng. Như trường hợp của Dreame và Roborock rõ ràng một sản phẩm giá rẻ hơn lại có cấu hình cao hơn đặc biệt là lực hút của robot hút bụi. Qua phân tích trên của chuyên gia robot hút bụi Quang Vacuum có thể kết luận không dựa vào lực hút để đánh giá chất lượng hút bụi của robot.

Tham khảo:

So sánh lực hút của Ecovacs và Xiaomi

Tiếp tục tăng thêm phần vui vẻ Quang Vacuum sẽ so sánh lực hút giữa 2 hãng khác nhau là Ecovacs và Xiaomi. Ở thời điểm trước khi có sự xuất hiện của Xiaomi, các hãng robot hút bụi như Ecovacs, iLife, iRobot thường không công bố thông số lực hút. Hoặc đưa ra những con số lực hút khá khiêm tốn chỉ khoảng 600 pA. Từ khi Xiaomi giới thiệu sản phẩm Mi Vacuum Gen 1 với lực hút 1500 pA, rồi đến Roborock S5 lực hút lên đến 2000 pA. Và mới đây là sự xuất hiện của dòng sản phẩm giá rẻ Dreame Z10 Pro có lực hút kinh khủng 4000 pA.

YouTube video

Trong cuộc đua về lực hút Ecovacs cũng không nhún nhường với dòng sản phẩm T9 có lực hút 3000 pA. Cuối năm 2021 Ecovacs bất ngờ tung ra dòng sản phẩm thế hệ thứ X với tên gọi DEEBOT X1, đặc biệt là lực hút lên đến 5000 pA “thật không thể tin được”. 

Không dừng lại ở đó, các nhà sản xuất robot hút bụi cỡ nhỏ như iLife, Eufy, Shark… cũng không ngại tung biến lực hút tới câu chuyện vài kpA là bình thường. Và rồi, cuối cùng lực hút để làm gì khi mà hút có sạch không. Đó là điều một thương hiệu lớn cần làm được.

Lực hút của iRobot Roomba

iRobot đã minh chứng điều này khi không công bố thông số lực hút trên bất cứ dòng máy nào. Kinh khủng khiếp hơn là iRobot tự định nghĩa lực hút trên các dòng sản phẩm của mình bằng con số X. Cụ thể dòng seri 600 sẽ có lực hút là 5x, dòng seri 900 có lực hút 15x, dòng seri S có lực hút 40x.

iRobot Roomba i7 Aeroforce Cleaning System

AeroForce là sức mạnh tạo ra chất lượng làm sạch chứ không phải lực hút. Giới chuyên gia cho rằng công nghệ quyết định chất lượng làm sạch của robot. Vì vậy, cuộc đua ở đây không phải là lực hút mà là công nghệ xử lý việc hút bụi của robot.

YouTube video

Kết

Tôi hy vọng rằng với những phân tích lực hút của robot hút bụi qua các giá trị Watt, kPa, Pa và Air Watt. Có thể giúp bạn thêm một chút trong việc nghiên cứu máy hút bụi, robot hút bụi phù hợp với bạn. Điều hết sức bình thường xảy ra với các thiết bị kỹ thuật: những con số không nói lên quá nhiều điều, và lực hút của robot hút bụi không quyết định đến tất cả chất lượng tổng thể của nó. Bạn có thể sử dụng nó để tham khảo, nhưng cuối cùng chất lượng của máy hút bụi phải tương xứng với số tiền bạn chi ra. Thông số lực hút Pa cao nếu nó chỉ được đo trong điều kiện phòng thí nghiệm, hoặc vị trí đo khác nhau. Do vậy, tôi gắn bó với các thương hiệu nổi tiếng như Dyson, iRobot, Neato, Ecovacs… và những công ty tương tự.

Theo dõi bài viết
Notify of
guest

1 Nhận xét
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Chen
Chen
8 months ago

Cám ơn anh đã chia sẻ những kiến thức mới rất hữu dụng🥰